Đau Lưng Mạn Tính, Dai Dẳng Do Hội Chứng Bertolotti

cung hoa lung 1 5350
Hội chứng Bertolotti – Cùng hóa đốt sống thắt lưng L5 – người bệnh có thể đau ở khớp cùng chậu, háng và vùng thắt lưng cùng.
Hội chứng Bertolotti được đặc trưng với sự biến đổi của đốt sống thắt lưng thứ năm (L5) với mỏm ngang lớn, có kèm theo khớp nối hoặc dính với nền xương cùng hoặc mào chậu, gây ra tình trạng đau thắt lưng mãn tính, dai dẳng. Ngoài ra người bệnh có thể đau ở khớp cùng chậu, háng và vùng hông; có thể có hoặc không liên quan đến chèn ép rễ thần kinh.
Kết hợp thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp chẩn đoán được bệnh. Tỷ lệ mắc cùng hóa đốt sống thắt lưng L5 được báo cáo là từ 4 đến 36%; tuy nhiên, Hội chứng Bertolotti chỉ được chẩn đoán khi nguyên nhân gây đau là do bất thường giải phẫu này. Vì vậy thực tế rất khó xác định cụ thể.
cung hoa lung 1 5350
Người bệnh sẽ được quản lý ban đầu với các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm dùng thuốc và vật lý trị liệu.
Bước tiếp theo sẽ là liệu pháp tiêm. Tiêm steroid ngoài màng cứng. Gây tê tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp với steroid. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cũng đang được nhắc đến nhiều do tránh được các tác dụng phụ của steroid.
Phương pháp ít xâm lấn như đốt sóng cao tần (RFA) xung quanh đoạn cùng hóa cũng có thể giúp giảm đau.
Cuối cùng là phương án phẫu thuật, được dành riêng cho những bệnh nhân không đạt hiệu quả trong các phương pháp điều trị trước đó. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt bỏ đoạn cùng hóa, giải ép lỗ liên hợp và hàn liên thân đốt sống.
PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa ( Viện trưởng viện nghiên cứu ứng dụng y học tái tạo và tế bào gốc)

Hội chứng Bertolotti – Cùng hóa đốt sống thắt lưng L5 – người bệnh có thể đau ở khớp cùng chậu, háng và vùng thắt lưng cùng.
Hội chứng Bertolotti được đặc trưng với sự biến đổi của đốt sống thắt lưng thứ năm (L5) với mỏm ngang lớn, có kèm theo khớp nối hoặc dính với nền xương cùng hoặc mào chậu, gây ra tình trạng đau thắt lưng mãn tính, dai dẳng. Ngoài ra người bệnh có thể đau ở khớp cùng chậu, háng và vùng hông; có thể có hoặc không liên quan đến chèn ép rễ thần kinh.
Kết hợp thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp chẩn đoán được bệnh. Tỷ lệ mắc cùng hóa đốt sống thắt lưng L5 được báo cáo là từ 4 đến 36%; tuy nhiên, Hội chứng Bertolotti chỉ được chẩn đoán khi nguyên nhân gây đau là do bất thường giải phẫu này. Vì vậy thực tế rất khó xác định cụ thể.
Người bệnh sẽ được quản lý ban đầu với các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm dùng thuốc và vật lý trị liệu.
Bước tiếp theo sẽ là liệu pháp tiêm. Tiêm steroid ngoài màng cứng. Gây tê tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp với steroid. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cũng đang được nhắc đến nhiều do tránh được các tác dụng phụ của steroid.
Phương pháp ít xâm lấn như đốt sóng cao tần (RFA) xung quanh đoạn cùng hóa cũng có thể giúp giảm đau.
Cuối cùng là phương án phẫu thuật, được dành riêng cho những bệnh nhân không đạt hiệu quả trong các phương pháp điều trị trước đó. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt bỏ đoạn cùng hóa, giải ép lỗ liên hợp và hàn liên thân đốt sống.
PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa ( Viện trưởng viện nghiên cứu ứng dụng y học tái tạo và tế bào gốc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *