Nguyên nhân và điều trị với hội chứng giải phẫu lưng thất bại

Đau vùng thắt lưng

1.Nguyên nhân gây đau sau giải phẫu lưng thất bại

Tại thời điểm này, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cần có một cái nhìn mới về vấn đề này để loại trừ các nguyên nhân gây đau sau phẫu thuật khác.

1.1.  Lựa chọn bệnh nhân trước phẫu thuật không đúng.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng giải phẫu lưng thất bại. Bác sĩ phẫu thuật cần tìm các tổn thương giải phẫu ở cột sống mà có thể liên quan tới kiểu đau của bệnh nhân. Đó là một số tổn thương đáng tin cậy hơn những căn nguyên khác. Ví dụ, bệnh thoái hóa đĩa đệm ít liên quan với bệnh nhân đau lưng hơn là đau chân vì thoát vị đĩa đệm chèn ép vào một rễ thần kinh.

Có những căn nguyên gây đau khác có thể giống bệnh lý ở lưng như hội chứng cơ tháp (piriformis syndrome), rối loạn chức năng khớp cùng chậu và bệnh lý khớp háng (như viêm xương khớp háng).

1.2.  Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật cột sống.

Đây là một nguyên nhân phổ biến khác của đau tái phát sau phẫu thuật mở cắt đĩa đệm hay cắt vi phẫu. Hình ảnh lâm sàng điển hình là ban đầu bệnh nhân giảm đau đáng kể, sau đó là một cơn đau chân tái phát đột ngột. Trái ngược với triệu chứng đau do mô sẹo (xơ hóa ngoài màng cứng), các triệu chứng có xu hướng xuất hiện dần dần, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tái phát có xu hướng xảy ra một cách cấp tính. Ngoài biểu hiện lâm sàng quá trình bệnh lý, chụp MRI cũng hữu ích trong việc phân biệt hai bệnh trên.

Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật cột sống.
Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật cột sống.

1.3 Sai sót kỹ thuật trong phẫu thuật cột sống.

Bác sĩ phẫu thuật cột sống cũng cần phải xem xét các sai sót kỹ thuật nếu có đau liên tục sau phẫu thuật cắt đĩa mở hoặc cắt vi phẫu hoặc phẫu thuật mở ống sống .

Ví dụ, một mảnh đĩa đêm thoát vị bị bỏ sót, hoặc một mảnh xương còn lại liền kề với dây thần kinh? Trong cả hai trường hợp, sự chèn ép của rễ thần kinh có thể gây đau. Cấp độ phương pháp mổ có được được lựa chọn trong kế hoạch phẫu thuật? Nếu không, một đĩa liền kề có thể là căn nguyên gây đau thực sự. Ngoài ra, hình ảnh sau phẫu thuật và sự trình bày lâm sàng sẽ giúp trả lời những câu hỏi này.

2 Lựa chọn điều trị đau sau phẫu thuật vùng lưng

Cần lưu ý rằng các nghiên cứu hình ảnh sau phẫu thuật hầu như sẽ luôn cho thấy sự liên quan giữa mô sẹo với rễ thần kinh và các cấu trúc xung quanh, hiện tượng này được gọi là post-laminectomy membrane. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và trên động vật đã được thực hiện về bản chất và vai trò của mô sẹo, nhưng nó chưa được kết luận rõ ràng mô sẹo là nguyên nhân chính gây đau lưng hay đau chân sau phẫu thuật cột sống.

2.1 Phương pháp trong phẫu thuật vùng lưng

Mảnh ghép mỡ lấy từ vết thương, tấm cao su gelatin, tấm silicon (Silastic) và các kỹ thuật khác đã được sử dụng để cố gắng ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào vào vùng rễ thần kinh, do đó ức chế sự phát triển của tình trạng xơ hóa ngoài màng cứng. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng những “màng can thiệp” này thực sự hạn chế quá trình hình thành mô sẹo, nhưng kỹ thuật này đã không cho thấy được lợi ích trên lâm sàng.

2.2  Bài tập căng giãn sau phẫu thuật vùng lưng

Kéo căng rễ thần kinh trong khi cơ thể đang lành (sẹo trong) sau phẫu thuật có thể làm giảm tình trạng xơ hóa ngoài màng cứng hình thành trên lâm sàng. Hầu hết các mô sẹo hình thành trong vòng 6 đến 12 tuần đầu sau phẫu thuật vùng lưng. Theo lý thuyết, nếu dây thần kinh được di động trong quá trình làm lành vết thương thì nó sẽ không bị giới hạn bởi sự kết dính và mô sẹo phát triển sẽ không trở thành vấn đề lâm sàng.

Bài tập nhẹ nhàng giúp giãn lưng
Bài tập nhẹ nhàng giúp giãn lưng

2.3..3. Khi đau lưng do mô sẹo

Nếu thăm khám toàn diện và chẩn đoán hình ảnh chỉ ra rằng nguyên nhân đau lưng hoặc đau chân của bệnh nhân là do rễ thần kinh bị hạn chế bởi mô sẹo, các lựa chọn điều trị khá hạn chế.

  • Trong giai đoạn hậu phẫu sớm (3 đến 12 tháng), các loại thuốc như Neurotin có thể giúp hạn chế đau lưng hoặc đau chân và các bài tập có thể giúp giải phóng dây thần kinh.
  • Ngoài khoảng thời gian trên, các kỹ thuật quản lý đau có thể giúp bệnh nhân đối phó với cơn đau lưng hoặc đau chân.

Tham khảo thêm bài viết trên trang: https://nguyendinhhoa.com.vn/category/cot-song/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *