Xã hội ngày nay yêu cầu ta phải ngồi rất nhiều, và có lẽ không ít người thường xuyên ngồi sai tư thế. Cùng với đó là sự phụ thuộc và chi phối bởi công nghệ, hệ quả để lại là xã hội sở hữu một thế hệ bị vẹo cột sống trầm trọng.
Vẹo cột sống là gì?
Vẹo côt sống là gì? là một dị tật ở cột sống rất phổ biến và nguy hiểm hiện nay vì nó để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh nó. Cụ thể hơn, vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng.
Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể, chiều cao của trẻ em và còn có thể để lại những biến chứng lâu dài như biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng tim, phổi.
Nguyên nhân vẹo cột sống
Di truyền
Khi bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố trong lúc mang thai:
- Do bào thai phát triển quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.
- Hoặc người mẹ khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.
- Trong suốt quá trình mang thai, ngôi thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống.
- Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của đứa bé.
Những nguyên nhân khác:
- Cấu tạo xương sống bất thường bẩm sinh.
- Cấu tạo não và tủy sống bất thường.
Đối với trẻ em
Do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp cũng là những lý do của vẹo cột sống ở trẻ em.
Quy trình phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống
Về cơ bản chứng vẹo cột sống có khả năng được cải thiện nhờ các phương pháp vật lý trị liệu, trong thời gian dài điều trị, nắn chỉnh. Nhưng đối với các trường hợp bị nặng, bệnh nhaanh chỉ có thể lựa chọn: một là sống chung với căn bệnh đó hoặc là thực hiên phẫu thuật thôi.
Chúng ta sẽ bỏ qua các công đoạn chẩn đoán bằng phương pháp cộng hưởng từ, X-Quang… mà đi thẳng vào quy trình.
Đầu tiên sẽ phải rạch một đường nhỏ cạnh cột sống, lúc này se lắp đặt một chiếc ống .Đây là một bước rất quan trọng, vì nhờ chiếc ống này nên đây mới được gọi là dạng phẫu thuật “ít xâm lấn”
Kế đó, bác sĩ thực hiện thủ thuật khoan tủy và bắt vít qua ống. Nhờ có thể định vị bằng máy móc công nghệ cao, mỗi ống có thể bắt được 10 vít, và nhờ vậy bệnh nhân chỉ bị rạch 2 – 3 vết mổ.
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ luồn 2 sợi dây bằng thép chuyên được sử dụng để cố định bằng thép chuyên dụng, dọc theo chiều các trụ vít đã được bắt trước đó trong cột sông. Tiếp theo đoa là siết chặt vít và gỡ trụ ra
2 sợi dây này có vai trò hết sức quan trọng, nó đóng vai trò như là giá đơn, hỗ trợ, bổ sung lực cho cột sống sau khi kết thúc phẫu thuật.
Cuối cùng, và cũng có lẽ là bước khiến bệnh nhân cũng như bác sĩ ” nhức nhối nhất”, các bác sĩ sẽ dùng kìm để vặn trực tiếp 2 sợi thép đã luồn từ bước trên, nhằm uốn, chỉnh, nắn lại cột sống của bệnh nhaanh sao cho thẳng
Toàn bộ quy trình sẽ mất khoảng vài giờ. Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ mà bệnh nhân sẽ được về nhà chỉ trong vòng 1 tuần, và có thể quay về cuộc sống bình thường trong vòng 6 tuần hoặc hơn, tùy mức độ nghiêm trọng. Hơn nữa, nếu so với trước kia, độ đau đớn của bệnh nhân cũng giảm đi rất nhiều.
Nhìn chung, đây là một ca phẫu thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là những người có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Tuy là vậy, nhưng phương pháp phẫu thuật dù sao cũng nên là phương án lựa chọn cuối cùng, vì ít nhiếu au phẫu thuật cũng để lại những di chứng nhất định.
Phòng ngừa bệnh Vẹo cột sống
Để phòng ngừa vẹo cột sống ngay từ lúc còn trẻ, cần thực hiện những thói quen sau trong cuộc sống;
- Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thể: ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết.
- Bàn ghế học tập phải phù hợp với chiều cao.
- Không cho trẻ mang cặp quá nặng.