Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp được lựa chọn khi tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng. Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đa số bệnh nhân khi biết mình mắc căn bệnh này đều rất lo lắng. Không ít người đã tốn khá nhiều tiền để chạy chữa căn bệnh này.
1. Thoát vị đĩa đệm là gì ?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, khiến bạn bị đau về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống nhưng hay gặp nhất ở vị trí thắt lưng (các đốt sống L4, L5, S1) gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi thoát vị đĩa đệm có chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân, gọi là đau thần kinh tọa.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể kích thích các dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh bị đau, tê hoặc yếu tay chân. Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm nhưng không hề có triệu chứng của bệnh. Tin vui là hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường không cần phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Những người bị thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt mới cần phải phẫu thuật.
2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người ở độ tuổi lao động. Những người cao tuổi khi xương khớp bị thoái hóa cũng là mục tiêu của căn bệnh này.
Đĩa đệm được chia thành 2 bộ phận như: nhân nhầy, và bao xơ. Bao xơ là lớp vỏ cứng nằm ở giữa 2 đốt sống mà nó bảo vệ.
Nguyên nhân thoát vị là do khối nhân nhầy bị thoát khỏi bao xơ vỏ bọc bên ngoài của đĩa đệm. Sau đó chèn lên rễ thần kinh gây ra những cơn đau lưng mãn tính hoặc cấp tính. Gây khó khăn trong việc đi lại, cúi, xoay người, ngồi…
Những người thường xuyên lao động năng, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Thường có nguy cơ rất cao mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng của bệnh.
3. Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ?
Phẫu thuật (mổ) là phương pháp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị vì nguy cơ rủi ro cao cũng như chi phí điều trị này khá cao.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau đây:
3.1. Điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tích cực trên 6 tháng mà không cải thiện triệu chứng.
Các cách điều trị như uống thuốc, đắp thuốc, bấm huyệt, vật lý trị liệu…. Không cho hiệu quả như mong muốn hoặc thậm chí còn có dấu hiệu nặng nề hơn thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
3.2. Các triệu chứng tệ hơn, nguy hiểm đến thể chất người bệnh.
Các cơn đau kéo dài, khiến người bệnh mất tỉnh táo hoặc không thể vận động. Để tránh biến chứng nặng nề không thể phục hồi, lúc này người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để giải phóng ngay lập tức dây thần kinh bị chèn ép.
3.3. Bệnh nhân mất cảm giác:
Được xác định khi người bệnh không cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh, đau, tê… Để người bệnh thoát khỏi nguy hiểm, phương pháp phẫu thuật là sự lựa chọn phù hợp nhất.
3.4. Rối loạn chức năng đại tiểu tiện:
Tình trạng này cho thấy một bó rễ dây thần kinh ở vùng thắt lưng chi phối hoạt động; cảm giác và trao đổi dinh dưỡng của nửa dưới cơ thể kể từ vùng chậu đang bị chèn ép nặng nề. Nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác hai chân, đại tiểu tiện mất kiểm soát, liệt dương….
3.5. Chèn ép dây thần kinh cấp tính:
Xuất hiện đột ngột do yếu tố tác động bên ngoài khiến những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm trở nặng nhanh chóng. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội, mất cảm giác vùng từ thắt lưng trở xuống, một số trường hợp mất cả khả năng vận động…
3.6. Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú:
Các trường hợp thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú bắt buộc phải điều trị phẫu thuật mà không thể áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn như bình thường.
4. Mổ thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng gì không?
4.1 Có nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra do cấu trúc bình thường của đĩa đệm bị phá vỡ và lệch, không khớp so với vị trí thông thường. Các phương pháp điều trị sau đó chỉ mang tính chất hạn chế mức độ tổn thương (mức độ thoát vị). Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà không thể làm lành lại đĩa đệm đã bị tổn thương.
Việc điều trị khỏi hoàn toàn 100% thoát vị đĩa đệm là không thể thực hiện được.
4.1.1. Cân nhắc việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Người bệnh cũng không nên suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Dù không thể khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt. Tỉ lệ phục hồi của người bệnh có thể lên đến 80 – 95%.
Vì đĩa đệm là một cấu trúc tự nhiên rất khó để thay. Nên biện pháp điều trị được ưu tiên là điều trị bảo tồn, không phải phẫu thuật thay thế.
Việc phẫu thuật khi chưa cần thiết sẽ khiến người bệnh tốn chi phí, không cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Tăng nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện điều trị.
Nếu chẳng may bị thoát vị đĩa đệm, việc bạn cần làm là thăm khám, kiểm soát bệnh sát sao; chỉ thực hiện phẫu thuật khi có chỉ định từ phía bác sĩ điều trị.
4.2 Chi phí mổ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Chi phí của các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ có sự chênh lệch, khác biệt do các yếu tố dưới đây:
- Phương pháp mổ:
- Nếu người bệnh được chỉ định phương pháp mổ hở lưng.
- Với các trường hợp cần mổ nội soi, chi phí phẫu thuật tăng cao hơn phương pháp mổ hở lưng
- Nếu người bệnh bị hẹp ống sống cần phải đặt nẹp vít; chi phí phẫu thuật sẽ phải cộng thêm
- Tình trạng của bệnh:
- Với các trường hợp người bệnh bị thoát vị đa tầng với nhiều điểm thoát vị, thời gian phẫu thuật lâu hơn,
- Các vật liệu sử dụng trong phẫu thuật cũng nhiều hơn. Nên chi phí điều trị của người bệnh cũng sẽ cao hơn so với trường hợp thoát vị một tầng.
- Thể chất bệnh nhân:
- Thể chất người bệnh là một trong những tiêu chí để lựa chọn phương pháp mổ. Một bệnh nhân khỏe mạnh; không mắc các bệnh lý mắc kèm thì chi phí hỗ trợ cho quá trình mổ thoát vị cũng giảm đáng kể.
- Bảo hiểm y tế:
- Người bệnh thoát vị nên chuẩn bị cho mình bảo hiểm y tế. Sau khi hạch toán chi phí phẫu thuật, bảo hiểm y tế sẽ giúp giảm bớt được chi phí điều trị cho người bệnh.
- Cơ sở phẫu thuật:
- Các cơ sở lớn và uy tín thường sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại hơn nên chi phí có thể cao hơn. Bạn cũng không nên vì điều này mà lựa chọn các cơ sở thiếu chuyên nghiệp để tránh những rủi ro.
4.3 Biến chứng có thể mắc phải sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Người bệnh có thể phải đối diện với những nguy cơ sau phẫu thuật, bao gồm:
- Nhiễm trùng:
- việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật chưa tốt cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm trùng. Vị trí nhiễm trùng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường là vùng da bị rạch, bên trong đĩa đệm hoặc ở ống cột sống. Hiện tượng nhiễm trùng gây viêm, mưng mủ thậm chí là hoại tử vết mổ nếu không được kiểm soát tốt.
- Thoái hoá cột sống:
- Can thiệp phẫu thuật làm mất đi cấu trúc tự nhiên của cột sống sẽ làm giảm sức mạnh và khả năng nâng đỡ của cột sống. Đây là nguyên nhân chính khiến các đốt sống dễ bị thoái hóa sau phẫu thuật thoát vị.
- Đau kéo dài:
- Có hai nguyên nhân chính khiến người bệnh bị đau sau phẫu thuật là do:
- Đau do vết mổ: Người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy đau nhức hay ngứa ran tại các vết mổ. Di chứng này thường xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết, các yếu tố gây dị ứng…
- Đau do dây thần kinh: các tổn thương do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thường rất khó để phục hồi kể cả khi dây thần kinh đã được giải phóng. Rất nhiều trường hợp, cơn đau dây thần kinh xuất hiện trở lại chỉ sau thời gian ngắn sau khi tiến hành phẫu thuật.
- Có hai nguyên nhân chính khiến người bệnh bị đau sau phẫu thuật là do:
- Liệt chi, teo cơ:
- Tỷ lệ mắc gặp phải biến chứng này là rất thấp, tuy nhiên đây là biến chứng nguy hiểm nhất và không thể phục hồi nếu xuất hiện.
Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn!