Người bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ nên chọn kỹ thuật điều trị nào?

sa1

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng khi lựa chọn thay đĩa đệm nhân tạo (ADR) hay cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển (ACDF). Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân, mỗi kỹ thuật có thể sẽ có ưu thế phù hợp với từng bệnh nhân.

1. So sánh giữa cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển và thay đĩa đệm nhân tạo
Cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển là kỹ thuật phổ biến nhất nhằm điều trị các triệu chứng liên quan đến thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ toàn bộ đĩa đệm tổn thương, thay bằng xương ghép (hoặc vật liệu thay thế xương ghép) nhằm giúp hai đốt sống liền kề liền hoàn toàn với nhau.

Cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ngoại khoa các bệnh lý thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, do kỹ thuật này đã tồn tại vài thập kỷ và có thể xử trí thoái hóa cột sống tiến triển nặng.

sa1

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng khi lựa chọn thay đĩa đệm nhân tạo hay cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển. Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân, mỗi kỹ thuật có thể sẽ có ưu thế phù hợp với từng bệnh nhân.

Thay đĩa đệm khác với cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển ở chỗ thay vì hàn các thân đốt sống, kỹ thuật này đặt một đĩa đệm nhân tạo vào khoang nhằm duy trì vận động ở các đốt sống.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thay đĩa đệm giúp bảo tồn cơ chế vận động tự nhiên ở cột sống cổ hơn, đồng thời tạo ít áp lực hơn lên các đĩa đệm kế cận trên và dưới so với cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ hiệu quả lâu dài của các đĩa đệm nhân tạo.

Cả cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển và thay đĩa đệm đều có kết quả lâm sàng tương đối khả quan. Tỷ lệ thành công của cả hai kỹ thuật này đều được kỳ vọng trên 70% ở những bệnh nhân đủ điều kiện mổ và thoái hóa đĩa đệm đơn tầng.

Thay đĩa đệm có kết quả ít nhất tương đương với cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển trong giảm đau cổ, cũng như chức năng và mức độ hài lòng của người bệnh, đồng thời không tăng tỷ lệ biến chứng. Kết quả hiện phản ánh khoảng 5-10 năm theo dõi hậu phẫu trong các nghiên cứu được FDA thông qua.

2. Các tiềm năng lợi ích của thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
Với bệnh nhân đủ điều kiện, thay đĩa đệm cột sống cổ có thể đạt mục đích giống như cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển kinh điển trong giải phóng thần kinh và giảm đau. Một số tiềm năng lợi ích khác bao gồm:

gdh34

Thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ

Không có các nguy cơ về xương ghép. Khác với cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển , thay đĩa đệm không cần ghép xương. Một biến chứng tiềm tàng khi sử dụng xương ghép trong cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển là không liền xương, dẫn đến không liền đốt sống. Một số biến chứng hiếm gặp khác liên quan đến xương ghép là đau vùng lấy xương (nếu lấy xương tự thân ở cánh chậu).
Phục hồi nhanh hơn. Sau phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo hay cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển, bệnh nhân đều có thể quay lại sinh hoạt và làm việc nhẹ trong vòng một tuần.

Bệnh nhân thay đĩa đệm thường chắc chắn có thể lao động sau khoảng 6 tuần, còn với bệnh nhân mổ cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển, thời gian lành xương thường là 3 tháng thậm chí dài hơn. Hơn nữa, mặc dù cả hai kỹ thuật này đều ghi nhận có khó nuốt sau mổ, một nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ hết khó nuốt nhanh hơn ở bệnh nhân thay đĩa đệm nhân tạo.

Có khả năng giảm tổn thương các đoạn đốt sống lân cận. Đĩa đệm nhân tạo được chứng minh có khả năng duy trì biên độ vận động đốt sống sau mổ mà không gây tăng chúng. Về lý thuyết, duy trì vận động giúp giảm truyền lực và thoái hóa các đĩa đệm lân cận.
Một số nghiên cứu cho thấy phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo có nguy cơ mổ lại thấp hơn so với cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu dài hạn hơn.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng dù những tiềm năng lợi ích này có tồn tại, trong nhiều trường hợp chúng không đáng kể, đặc biệt khi chỉ điều trị thoái hóa một tầng đốt sống. Ví dụ, nhiều bệnh nhân mổ cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển không có biến chứng xương ghép hay biến chứng vùng kế cận có ý nghĩa thống kê.

3. Các tiềm năng lợi ích của cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển
Một số tiềm năng lợi ích mà kỹ thuật cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển đem lại có thể gồm:

han

Hàn xương liên thân đốt cột sống cổ

han 2

phẫu thuật hàn xương liên thân đốt cột sống cổ

Điều trị được nhiều bệnh nhân hơn. Nhiều bệnh nhân đủ điều kiện mổ cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển nhưng không đủ tiêu chuẩn thay đĩa đệm nhân tạo. Một số ví dụ có thể kể đến thoái hóa khớp mỏm, chất lượng xương thấp, ung thư, hay tiền sử đã mổ cột sống cổ.
Ít nguy cơ chưa được làm rõ. Cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển đã được ứng dụng suốt vài thập kỷ, còn thay đĩa đệm là một kỹ thuật mới. Có rất nhiều dữ liệu ủng hộ mức độ an toàn và hiệu quả dài hạn của cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển, nhưng thay đĩa đệm chưa có nhiều bằng chứng về kết quả.

Do kỹ thuật này mới hơn, một trong những nguy cơ chủ chốt bao gồm không biết thời gian tồn tại của đĩa đệm, mặc dù các kết quả bước đầu mang lại nhiều hứa hẹn.

Kỹ thuật ít phức tạp hơn. Thay đĩa đệm có quy trình phức tạp, với ít phẫu thuật viên được đào tạo hơn so với cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển . Đặt đĩa đệm sai kịch thước hoặc sai quy cách có thể dẫn đến biến chứng, như đau dai dẳng hay phải mổ lại.
Thường được bảo hiểm chi trả hơn. Các hãng bảo hiểm hiện có xu hướng tăng chi trả cho thay đĩa đệm khi cần thiết, tuy nhiên cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển vẫn thường nằm trong danh mục bảo hiểm hơn.
Lựa chọn giữa cắt đĩa đệm và hàn lối trước kinh điển hay thay đĩa đệm nhân tạo thường tùy theo nguyện vọng bệnh nhân sau khi đã trao đổi về các lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn với phẫu thuật viên điều trị.

PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa
Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *