Những điều bạn nên biết về bệnh cứng cổ

Đau cứng cổ là nỗi lo của rất nhiều người

Cổ cứng thường gây đau và khó vận động cổ, nhất là khi xoay đầu, đôi khi kèm theo đau đầu, đau vai và cánh tay. Người bệnh có khi phải xoay toàn bộ cơ thể để có thể nhìn sang 2 bên hoặc nhìn đằng sau. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn thông tin hữu tích về bệnh này.

Đau cứng cổ
Đau cứng cổ

1. Nguyên nhân gây cứng cổ

Hầu hết mọi người có thể thích nghi với các triệu chứng cứng cổ, nó có thể xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi vận động mạnh. Các triệu chứng đau và cứng gáy thường xuất hiện trong vòng một tuần. Tuy nhiên chúng ta phải kiểm soát được nó, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế nó quay trở lại.

Nguyên nhân phổ biến nhất của cứng cổ là do sự căng cơ hoặc giãn các mô mềm vùng cổ. Đặc biệt là cơ nâng vai dễ bị thương tích nhất, nó nằm ở mặt sau bên của cổ. Cơ này được kiểm soát bởi dây C3 và C4.

  • Cơ nâng vai có thể bị căng cứng trong các hoạt động hàng ngày như:
  •  Ngủ với tư thế không đúng
  •  Đột ngột quay đầu sang một bên như trong thương tích thể thao
  • Vận động đầu liên tục như bơi hoặc bò trườn về trước
  • Làm việc với máy tính hoặc nhìn xuống màn hình di động trong thời gian dài
  • Stress hoặc lo lắng quá mức
  • Giữ cổ ở vị trí bất thường trong thời gian dài, ví dụ như nghe điện thoại.

Nguyên nhân của cứng cổ có thể rõ ràng như sau khi chấn thương hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, đôi khi cổ cứng là một phản ứng giúp bảo vệ tủy sống, hoặc đôi khi là một phản ứng đối với một rối loạn cơ bản của cột sống cổ, giúp hỗ trợ và di chuyển cổ bên cạnh việc bảo vệ tủy sống. Ví dụ như phản ứng co cứng cơ cổ khi các xương cột sống hoạt động không đúng.

Khi các đốt sống cổ bị thoát vị, các cơ cạnh sống co cứng, cấu trúc xung quanh đĩa đệm bị phá vỡ gây rò rỉ dịch và dần dần gây viêm các mô lân cận. Đồng thời khi các đĩa đệm bị mất dịch và làm tăng áp lực lên các khớp, dây thần kinh và mô mềm gần đó như dây chằng và cơ có thể khiến đau cổ và cứng gáy.

Ngoài ra, sự thoái hóa các đốt sống cổ cũng gây hẹp đốt sống, làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, gây cứng khớp. Một trường hợp khác hiếm gặp hơn là nhiễm trùng hoặc khối u cũng có thể là nguyên nhân gây cứng cổ.

2.Các triệu chứng

Thông thường, cổ cứng sẽ gây đau và hạn chế vận động.

Các triệu chứng đau có thể khác nhau về cường độ, từ khó chịu đến cực kì đau đớn. Hạn chế vận động cổ có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày của bạn, ví dụ như bạn có thể không được lái xe cho đến khi triệu chứng cải thiện hơn.

Đau cổ là những triệu chứng ban đầu của bệnh đua cứng cổ
Đau cổ là những triệu chứng ban đầu của bệnh đua cứng cổ

3.Những điều cần tránh khi cứng cổ

Trong một hoặc hai ngày đầu, cần làm mềm các cơ quanh cổ. Trong trường hợp đau dữ dội, cần sử dụng thuốc giảm đau hoặc các liệu pháp nhiệt. Các động tác xoay cổ không được khuyến khích, thay vào đó người bệnh nên vận động nhẹ nhàng và tập thể dục làm giãn cơ.

Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 1 tuần, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo như sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa hoặc có các cơn buồn ngủ không giải thích được cần được tư vấn bởi bác sĩ.

Tham khỏa thêm các bài viết trên trang https://nguyendinhhoa.com.vn/category/cot-song/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *