Sụn nhân tạo tiềm năng cho điều trị bệnh khớp

Các vị trí sụn trên cơ thể người

Sụn được cấu tạo rất đặc biệt. Nếu sụn bị tổn thương, nếu sụn bị bào mòn thì việc tái tạo hay thay thế rất khó khăn. Sụn nhân tạo là giải pháp cho các bệnh nhân này. Bài viết sau cung cấp những điều nên biết về sụn nhân tạo. 

Sụn ở khớp gối cơ thể người
Sụn ở khớp gối cơ thể người

1.Sụn tự nhiên

Sụn tự nhiên được hình thành bởi các tế bào được gọi là chondrocytes gắn với nhau và tạo ra một mạng lưới các protein và các phân tử khác đông lại vào sụn.

Cấu tạo sụn
Cấu tạo sụn

Sụn khớp có thể bị hư hỏng do chấn thương, bệnh tật hoặc hoạt động quá mức.

Một khi đã bị hư hỏng, nó không thể tái tạo và khó thay thế. Cấy ghép sụn nhân tạo vào các khớp bị tổn thương có hy vọng giúp người bệnh lấy lại khả năng di chuyển.

2. Sụn nhân tạo

Các kỹ sư y sinh học tại Đại học California, Davis, đã tạo ra một mô tế bào thực nghiệm có các đặc tính cơ học và sinh hóa tương tự như sụn tự nhiên. Kết quả này được công bố trên Tạp chí Nature Materials.

Nhóm nghiên cứu tại đại học California đã phát triển tế bào sụn người trong một hệ thống không có giá đỡ, cho phép tế bào tự lắp ráp và gắn kết bên trong một thiết bị được thiết kế đặc biệt. Một khi tế bào đã tập hợp, chúng bị kéo giãn nhẹ – trong vài ngày.

  • Vật liệu mới này có thành phần và tính chất cơ học tương tự với sụn tự nhiên.
  • Nó chứa một hỗn hợp glycoprotein và collagen, với các chất liên kết giữa các sợi collagen tạo ra khả năng chịu lực cho vật liệu.
Sụn nhân tạo
Sụn nhân tạo

Các thí nghiệm với chuột cho thấy vật liệu có thể tồn tại trong môi trường sinh lý. Tuy nhiên, để thực sự ứng dụng được trong lâm sàng, các nhà khoa học cần thêm thời gian để thử nghiệm vật liệu này trên người.

Tham khảo thêm bài viết trên trang: https://nguyendinhhoa.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *