Trong năm 2010, theo thống kê có khoảng hơn 10 triệu người đi khám vì các vết thương đầu gối. Các vết thương nhẹ có thể được điều trị tại nhà nhưng những vết thương nghiêm trọng thì cần phải can thiệp phẫu thuật để tránh biến chứng. Dưới đây là 9 chấn thương gối mọi người thường gặp .
1. Khớp gối là gì?
Khớp gối là khớp bản lề cho phép chúng ta thực hiện các động tác uốn cong, duỗi thẳng chân như ngồi, ngồi xổm, chạy, nhảy… Khớp gối được cấu thành bởi các thành phần sau:
– Xương
– Sụn
– Dây chằng
– Gân
Đầu dưới của xương đùi giới hạn bờ trên của khớp gối, đầu trên xương chày giới hạn bờ dưới của khớp gối. Xương bánh chè nằm giữa xương đùi và xương chày, giới hạn bờ trước của khớp gối
Sụn là mô đệm, giúp dây chằng trượt dễ dàng trên xương và có tác dụng bảo vệ các xương khỏi tác động của ngoại lực. Đầu gối còn có 4 dây chằng để giữ và ổn định các xương, đảm bảo cho hoạt động của khớp gối trong tầm vận động
2. Những chấn thương gối
2.1. Rạn xương
Xương bánh chè là xương hay bị rạn nhất khi chấn thương. Ngoài ra, ở những người mắc bệnh loãng xương, chỉ cần ngã hoặc thực hiện các động tác sai tư thế cũng có thể dẫn tới tổn thương xương bánh chè
2.2. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)
Dây chằng chéo trước (ACL) chạy theo đường chéo từ sau ra trước, giữ sự ổn định cho khớp gối. Các thương tích đứt dây chằng chéo trước thường nghiêm trọng và đòi hỏi phải phẫu thuật
Chấn thương dây chằng chéo trước có 3 mức độ. Các tổn thương nhẹ như bong gân được xếp vào mức độ 1 còn tổn thương được xếp vào mức 3 khi dây chằng bị đứt hoàn toàn. ACL thường gặp nhất ở các vận động viên bóng đá, tuy nhiên việc chạy nhảy hoặc thay đổi hướng di chuyển đột ngột cũng có thể là nguyên nhân chấn thương dây chằng chéo trước
2.3. Trật khớp
Khi bị trật khớp gối sẽ tạo ra một khoang trống trong khớp, khi đó một hoặc nhiều xương sẽ không nằm đúng vị trí. Trật khớp là một chấn thương cấu trúc xảy ra khi ngã, tai nạn hoặc khi chơi các môn thể thao vận động nhiều ở đầu gối.
2.4. Vết rách sụn
Menisci là mảnh sụn hình chữ C đệm giữa xương đùi và xương chày, miếng sụn này rất dễ bị rách đột ngột khi chơi thể thao, khi đó bạn có thể nghe thấy tiếng rách. Sau chấn thương, vết thương sưng, nóng, đỏ tăng dần trong một vài ngày sau đó. Miếng sụn cũng có thể bị rạn vì quá trình lão hóa tự nhiên tạo ra các vết nứt trên bề mặt
2.5. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa chất dịch làm đệm cho khớp gối, cho phép dây chằng trượt dễ dàng trong khớp. Những túi dịch này có thể bị viêm khi khớp gối hoạt động quá mức. Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch không nghiêm trọng và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp cần rút bớt dịch để làm giảm áp lực trong khớp và đôi khi cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh
2.6. Viêm dây chằng
Viêm dây chằng sau chấn thương xảy ra phổ biến ở các vận động viên nhảy cao, nhảy xa. Tuy nhiên, bất kì người nào trong quá trình hoạt động thể chất cũng có nguy cơ bị viêm dây chằng chéo trước
2.7. Rách dây chằng
Dây chằng là một mô mềm để kết nối các cơ với xương. Trong khớp gối, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất, khi ngã hoặc bị va chạm mạnh cũng có thể gây rách dây chằng
2.8. Đứt dây chằng
Đứt dây chằng chéo trước là thương tích thường gặp phải trong sinh hoạt. Lúc này, vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là một số cử động nhanh nhẹn và liên tục. Với người già, điều này không thực sự phiền toái nhưng với những người hay phải vận động thì đây thực sự là một vấn đề lớn
2.9. Hội chứng dây chằng chậu chày
Hội chứng dây chằng chậu chày thường gặp ở những người chạy đường dài. Dây chằng chậu chày bị viêm do vận động quá mạnh hoặc do kỹ thuật chạy chưa tốt. Cơn đau đến khi bị kích thích khiến các vận động viên phải nghỉ ngơi đến khi tình trạng viêm được giải quyết triệt để
2.10. Chấn thương dây chằng chéo sau
Đây là một trong số những dây chằng nối xương đùi và xương chày, giữ cho sự vận động ổn định của khớp gối. Dây chằng chéo sau bị ảnh hưởng khi khớp gối bị uốn cong.
Tham khảo thêm bài viết trên trang : https://nguyendinhhoa.com.vn/category/cot-song/
Bài viết liên quan: