Có nên tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm cột sống? Câu hỏi thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng chắc chắn câu trả lời chính xác phức tạp hơn nhiều. Trước tiên hãy xem xét về giải phẫu cột sống, và sau đó chúng tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về câu hỏi này.
1. Giải phẫu cột sống
Thứ nhất, đĩa đêm nằm giữa hai đốt sống, và có vai trò như một tấm nệm chịu lực và giảm chấn động, giảm sóc giữa hai đốt xương. Có các lỗ gian đốt sống tạo bởi khuyết dưới của đốt sống trên và khuyết trên của đốt sống dưới, nhìn chung các lỗ gian đốt sống đều nằm ngang mức với đĩa đệm. Lỗ gian đốt sống cho các dây thần kinh sống đi từ ống sống ra ngoài. Cơ và dây chằng giúp ổn định, bảo vệ cũng như ngăn cản những tổn thương đến cột sống.
2. Khi nào có thể tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm
Có rất nhiều trường hợp tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm mang lại kết quả hữu ích.
Đầu tiên, là những vết rách gây đau đớn ở đĩa đệm hay những vấn đề từ đĩa đệm gây đau đớn. Những bệnh nhân này thường không thể ngồi thoải mái, lâu vì đau.
Thứ hai, chất dịch từ đĩa đêm tràn vào dây thần kinh và kích thích dây thần kinh. Bạn có thể xem một quy trình thực tế của Tiến sĩ Pitts thực hiện tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm. Trong cả hai trường hợp này, đĩa đệm không bị hẹp.
Một vấn đề về đĩa đệm khác có thể tiêm tế bào gốc đó là đĩa đệm bị lồi chèn ép lên dây thần kinh và không sử dụng được dịch thủy phân tiểu cầu (platelet lysate). Tuy nhiên, theo kinh ngiệm của chúng tôi, muốn điều trị lồi đĩa đệm đòi hỏi phải có một loại tế bào gốc được nuôi cấy đặc biệt.
3. Khi nào không nên tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm cột sống
Có một vài tình huống mà việc tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm không có ý nghĩa nào. Đó là trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và dây thần kinh bị xoắn vặn. Trong trường hợp này, cách điều trị tốt nhất là điều trị bằng chiếu tia X giúp các yếu tố tăng trưởng đã tiêm làm lành ngay tại chỗ cho các dây thần kinh bị chèn ép. Nó được gọi là dịch thủy phân tiểu cầu (platelet lysate – PL). Phương pháp này thường được dùng để điều trị lồi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
Tuy nhiên tùy vào tình trạng cụ thể mà điều trị sâu hơn về đĩa đệm và/hoặc dây thần kinh. Bên cạnh đó, việc đồng thời chăm sóc cũng như điều trị cơ, dây chằng, đốt sống cũng rất quan trọng để đảm bảo tình trạng tốt nhất của người bệnh. Điều quan trọng là sử dụng đúng cách để điều trị đúng loại vấn đề.
4. Tại sao phải điều trị toàn bộ xương sống
Khi đĩa đệm mất khả năng giữ nước, nó bị xẹp xuống, hai khớp xương nối tiếp có thể bị viêm, cơ co rút, giãn dây chằng. Đây là các dấu hiệu bệnh của toàn bộ cột sống. Đây không chỉ là bệnh do đĩa đệm gây ra, vì thế việc tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm không giải quyết được hoàn toàn vấn đề. Người điều trị cần phải đối mặt với các vấn đề về: dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, sự giãn dây chằng, kích thích ở mặt tiếp xúc đĩa đệm của đốt sống.
5. Tại sao phải thật chú ý khi tiêm đĩa đệm
Trong tất cả các biến chứng có thể xảy ra, nghiêm trọng nhất có lẽ là viêm đĩa đệm. Đó là khi đĩa đệm bị nhiễm trùng. Đây là một vấn đề lớn yêu cầu kháng sinh và có lẽ sẽ cần một cuộc phẫu thuật.
Dựa vào kinh nghiệm lâu năm của chúng tôi, phương pháp điều trị tế bào gốc trong bệnh lý đĩa đệm là một phương pháp cho hiệu quả tốt, nhưng điều bắt buộc là phương pháp điều trị này phải được sử dụng cho những bệnh nhân thích hợp, ví dụ như những người bị đau do bị xé rách đĩa đệm hoặc rò rỉ chất dịch lên dây thần kinh hoặc lồi đĩa đệm mà không thể điều trị được bằng bất kỳ cách nào khác. Ở nhiều bệnh nhân, điều trị một số vùng xương sống (thần kinh, bề mặt khớp, cơ, …) với các biện pháp sinh học tiên tiến (tế bào gốc, huyết tương giàu tiểu cầu) bên ngoài đĩa đệm đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với chỉ điều trị đĩa đệm.
Bài viết liên quan: