Công dụng của Glucosamine trong điều trị các bệnh về xương khớp

cong dung của glucosamine trong dieu tri cac benh ve xuong khop 4

Glucosamine là gì, nó có tác dụng gì trong điều trị các bẹnh về xương khớp? Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cho các bạn về công dụng của Glucosamine trong điều trị các bệnh về xương khớp. 

1. Glucosamine là gì ?

Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên
Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên

Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của khớp. Glucosamine cũng được tìm thấy trong lớp vỏ cứng của động vật có vỏ. Glucosamine sulfate trong thực phẩm bổ sung thường được chiết xuất từ động vật có vỏ. Có nhiều dạng khác nhau của glucosamine bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Glucosamine đã được sử dụng trong y học để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp.

2. Công dụng của Glucosamine

Glucosamine là hợp chất tự nhiên có mặt trong sụn, giữ vai trò duy trì độ dẻo dai và linh hoạt của ổ khớp. Tuy nhiên hàm lượng Glucosamine được cơ thể tổng hợp thường có xu hướng giảm dần khi độ tuổi tăng cao. Đây là lý do vì sao người lớn tuổi thường gặp phải các bệnh lý về xương khớp.

cong dung của glucosamine trong dieu tri cac benh ve xuong khop 2
Glucosamine giúp cải thiện và phục hồi các mô sụn khớp

Glucosamine là thành phần không có sẵn trong thực phẩm mà được cơ thể tự tổng hợp dựa trên hàm lượng glutamin có trong thịt bò, cá, sữa, hạnh nhân, rau xanh, hạnh nhân, đậu nành,… Theo thời gian, khả năng tự tổng hợp của cơ thể sẽ suy giảm dần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Glucosamine khiến mô sụn giòn và dễ bị tổn thương.

cong dung của glucosamine trong dieu tri cac benh ve xuong khop 3 1
Glucosamine giúp cải thiện chất lượng dịch nhờn ở khớp

Do đó, nhiều loại thuốc và viên uống chứa Glucosamine được sản xuất nhằm duy trì sụn khớp khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Glucosamine ở dạng tổng hợp thường được tạo ra từ phản ứng hóa học hoặc chiết xuất từ vỏ của một số loài động vật.

Các dạng Glucosamine phổ biến, bao gồm:

Các dạng Glucosamine phổ biến, bao gồm:

  • N-acetyl Glucosamine
  • Glucosamine Hydrochloride
  • Glucosamine Sulfate

 Glucosamine Sulfate là dạng được sử dụng phổ biến nhất và thường được bào chế ở dạng viên uống.

cong dung của glucosamine trong dieu tri cac benh ve xuong khop 5
Glucosamine dạng viên

Các chế phẩm chứa Glucosamine thường được bổ sung cùng với methylsulfonylmethane (MSM) và Chondroitin sulfate – các hoạt chất này đều có tác dụng cải thiện mô sụn, cơ bắp và mật độ xương.

3. Tác dụng phụ của Glucosamine

Glucosamine là hợp chất có trong mô sụn nên dễ dàng được chuyển hóa và hấp thu. Tuy nhiên có một số ít trường hợp có thể gặp phải tác dụng ngoại ý khi sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng phụ của thuốc:

cong dung của glucosamine trong dieu tri cac benh ve xuong khop 6
Glucosamine có thể gây buồn nôn
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Táo bón
  • Buồn ngủ
  • Ợ nóng

4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Chống chỉ định chế phẩm chứa Glucosamine đối với những trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Một số loại thuốc Glucosamine được chiết xuất từ xương và vỏ của động vật. Nếu bị dị ứng loài động vật này, bạn sẽ có nguy cơ cao dị ứng với Glucosamine.

Do đó trước khi sử dụng thuốc, nên chủ động thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng (bao gồm thực phẩm, thuốc, thảo dược,…) để tránh các tình huống rủi ro phát sinh.

Đã có ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân hen phế quản sử dụng thuốc chứa Glucosamine gặp phải tình trạng bùng phát cơn hen cấp tính. Do đó nếu mắc phải bệnh lý này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.

Glucosamine có thể làm tăng lượng đường ở những người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy khi sử dụng thuốc, cần theo dõi đường huyết thường xuyên để kịp thời xử lý và ngăn chặn khi có các dấu hiệu bất thường.

Sử dụng thuốc Glucosamine có thể làm tăng áp lực lên mắt và nghiêm trọng hóa triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, thuốc Glucosamine có thể làm tăng nồng độ insulin, dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp cao.

Thuốc Glucosamine có thể làm tăng đường huyết và gây chảy máu kéo dài trong thời gian phẫu thuật. Vì vậy nếu can thiệp các thủ thuật ngoại khoa, bạn nên ngưng sử dụng Glucosamine ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện.

Glucosamine rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, nhưng không vì thế mà người bệnh có thể sử dụng một cách tự do. Bệnh nhân chỉ sử dụng Glucosamine khi có sự chỉ định của bác sĩ. Chúc các bạn sức khỏe !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *