(khoahocdoisong.vn) – Cột sống là xương trục chính, là giá đỡ cho các cơ quan quan trọng. Các khối u di căn thường xảy ra ở đây. Bệnh sử và kết quả khám ở bệnh nhân u cột sống không liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh hiện tại nên bệnh nhân cần nắm rõ biểu hiện của u cột sống để thông báo cho bác sĩ.
Đôi khi rất khó để phân biệt u nguyên phát và u di căn cột sống. Các khối u di căn không rõ nguồn gốc cũng thường được thấy ở cột sống. Các đặc điểm về tổn thương nguyên phát có vai trò quan trọng trong điều trị các tổn thương di căn cột sống. Vì vậy, đối với các tổn thương di căn không rõ nguồn gốc, sinh thiết là bước quan trọng liên quan đến lựa chọn phác đồ điều trị.
Khối u cột sống.
Cần lưu ý rằng, các tổn thương thứ phát liên quan đến cột sống là một phần của các khối u ác tính nói chung. Giai đoạn phẫu thuật quan trọng để xác định phác đồ điều trị. Mục đích điều trị các khối u di căn nhằm giảm đau và bảo tồn chức năng cơ học và thần kinh của cột sống. Chiến lược điều trị u nguyên phát nhằm loại bỏ khối u và bảo tồn chức năng cơ học và thần kinh của cột sống.
Giống như tất cả các phương pháp phẫu thuật ung thư, các phương pháp chẩn đoán, can thiệp khối u nguyên phát hay di căn cột sống, cũng như quản lý chung cho các bệnh nhân nên được tiếp cận đa ngành.
Đau lưng là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh nhân u cột sống. Giống như trong hầu hết các khối u xương, bệnh nhân u cột sống tin rằng cơn đau của họ có liên quan đến chấn thương thực tại hay nghi ngờ do chấn thương trong quá khứ gây ra.
Đôi khi xảy ra tình trạng gãy xương bệnh lý xuất hiện như xẹp thân đốt sống, hậu quả của sự phá hủy do các chấn thương nhỏ. Cơn đau khởi phát từ từ, tăng dần, thường kéo dài về đêm và cuối cùng làm cho bệnh nhân khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, đây là dấu hiệu điển hình nhất cho các khối u cột sống.
U cột sống.
Một cơn đau xuất hiện cấp tính và không có chấn thương, xảy ra ở bệnh nhân trước đó không có bất kỳ triệu chứng nào cũng nên nghĩ đến gãy xương bệnh lý. Đau ở bệnh nhân u cột sống có thể do nhiều nguyên nhân. Nói chung, một khối u phát triển bên trong thân đốt sống sẽ làm nở rộng thân đốt, gây tái cấu trúc xương và làm mỏng vỏ xương, sau đó gây ra các vết nứt và xâm lấn các cấu trúc bên cột sống. Khởi phát bệnh, nguồn gốc đau chính là sự kéo căng của màng xương do sự nở rộng của vỏ xương.
Sau khi các tổn thương này phát triển, đau do chèn ép thần kinh, thiếu hụt thần kinh và xuất hiện tính mất ổn định. Đau vùng eo và thắt lưng gặp phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân u cột sống đều có đau cục bộ, đây là dấu hiệu không được đánh giá ở các bệnh nhân không có chấn thương cột sống. U lành tính ở trẻ em đôi khi có thể xuất hiện dưới dạng vẹo cột sống thứ phát hoặc vẹo cổ do đau. Trong trường hợp gãy xương bệnh lý, có thể có tình trạng gù.
Dấu hiệu rễ cũng thường gặp ở bệnh nhân u cột sống. Nó có thể là hậu quả của sự xâm lấn hoặc chèn ép của khối u vào rễ thần kinh, và đôi khi gãy xương bệnh lý có thể kích ứng vào rễ.
Ở những bệnh nhân có sự thiếu hụt thần kinh tiến triển, điều quan trọng là phải đánh giá các quá trình liên quan đến sự thiếu hụt này. Có sự khác biệt lớn về tiên lượng và thái độ xử trí giữa bệnh nhân có yếu, liệt 2 chi dưới đột ngột mà có đau trước đây và bệnh nhân có thiếu hụt thần kinh kéo dài trong nhiều tháng.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòa (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)
Bài viết liên quan: