Nếu bạn là một người “nghiện” sử dụng điện thoại di động hay smartphone, rất có thể bạn đã bị text neck. Vậy text neck là gì? Làm sao để biết bản thân có bị text neck hay không và khắc phục như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cho các bạn tất cả,
1. Bệnh tật tiềm ẩn là gì?
“Text Neck” là thuật ngữ mới ra đời cách đây vài năm, chỉ triệu chứng đau cổ và tổn thương cổ kéo dài do người sử dụng liên tục cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác… quá thường xuyên và quá lâu. Tình trạng này dường như ngày càng phổ biến và nạn nhân có thể là bất cứ ai, bất kỳ độ tuổi nào.
Tất nhiên, tư thế uốn cong cổ của bạn để nhìn xuống không chỉ xảy ra khi nhắn tin. Trong nhiều năm, tất cả chúng ta đều nhìn xuống để đọc. Vấn đề với việc nhắn tin trên điện thoại là nó bổ sung thêm nhiều hoạt động giải trí khác nữa khiến chúng ta có xu hướng sử dụng thiết bị trong thời gian dài hơn nhiều. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ đang phát triển, điều này có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến cột sống cổ của trẻ và gây ra đau cổ suốt đời.
Đầu của con người có cân nặng trung bình từ 4,54 kg đến 5,44 kg. Khi chúng ta cúi cổ xuống để nhắn tin hoặc kiểm tra Facebook, lực hấp dẫn trên đầu và áp lực lên cổ chúng ta sẽ tăng lên đến 27,2 kg. Tư thế này – hầu như xuất hiện phổ biến trong tất cả chúng ta, từ người dân thường đến những vị quan chức cấp cao – sẽ dẫn đến việc cột sống cổ mất dần đường cong vốn có.
2. Triệu chứng
Triệu chứng phổ biến nhất là đau nhức ở cổ. Sau đó đến đau lưng trên, từ dai dẳng mãn tính đến đau nhói, co thắt cơ nghiêm trọng. Ngoài ra nó còn có thể dẫn đến đau và căng vai, co thắt cơ vai. Nếu một dây thần kinh cột sống cổ bị chèn ép, đau có thể lan xuống cánh tay và bàn tay của bạn.
3. Phòng ngừa và điều trị:
3.1. Giữ điện thoại di động của bạn ngang tầm mắt.
Điều tương tự cũng đúng với tất cả các thể loại màn hình. Máy tính xách tay và máy tính bảng cũng nên được định vị sao cho màn hình ngang tầm mắt và bạn không cần phải cúi đầu về phía trước hoặc nhìn xuống để xem. Lên lịch kiểm tra tin nhắn và email chỉ một khung giờ cố định thay vì nhiều lần trong ngày.
3.2.Tập thể dục
Vận động thường xuyên để lấy lại đường cong sinh lý cột sống bạn vốn có. Các môn thể thao đồng đội và thể thao sức bền là đặc biệt hiệu quả.
3.3. Khám và tập
Nếu bạn đã bắt đầu có vấn đề đau cột sống, hãy đi khám và tập các bài tập phục hồi chức năng theo tư vấn của bác sĩ/ chuyên gia.
Đặc biệt, nếu đau cổ liên tục quay trở lại hoặc kèm theo đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, sụt cân ngoài ý muốn, chóng mặt, đau hoặc ngứa ran lan xuống cánh tay hoặc bàn tay, hoặc các triệu chứng đáng lo ngại khác, điều quan trọng là bạn phải đi khám. Bất kỳ triệu chứng nào với đau cổ có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn, cần được bác sĩ chẩn đoán để có được phương pháp điều trị chính xác.
Tham khaỏ thêm bài viết trên trang : https://nguyendinhhoa.com.vn/category/cot-song/
Bài viết liên quan: