Bạn biết gì về bệnh loãng xương?

Bệnh loãng xương

Ngày nay rất nhiều người mắc phải bệnh loãng xương. Vậy bạn biết gì về bệnh này? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin chi tiết về căn bệnh này.

1.Loãng xương là gì ?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới.

Loãng xương là một rối loạn xương mà khối lượng xương trong cơ thể thấp và suy giảm cấu trúc xương, dễ gãy xương.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy.

Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương

Không ít người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn thế  nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

2.Nguyên nhân gây ra loãng xương

Có hai typ loãng xương:

1. Typ 1 (sau mãn kinh ) :

  • Thường phát triển ở phụ nữ sau mãn kinh khi lượng estrogen trong cơ thể giảm nhiều.
  • Quá trình này dẫn đến sự gia tăng tái hấp thu xương (xương bị mất chất).
  • Typ 1 phổ biến hơn ở phụ nữ hơn nam giới, và thường trong độ tuổi từ 50 và 70. Quá trình này thường dẫn đến giảm xương xốp và nó chủ yếu gây gãy cổ tay và thân đốt sống (ở cột sống).
Đau lưng
Đau lưng

2. Type II (do tuổi già)

  • Thường xảy ra sau tuổi 70.
  • Type II liên quan đến xương xốp và xương đặc.
  • Ở typ này, hông và thân đốt sống dễ bị gãy .Có sự chồng chéo giữa 2 typ
  • Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh loãng xương có thể là bệnh chính (loại I hoặc loại II) hoặc có thể là thứ phát sau bệnh khác.Khoảng 20% phụ nữ và 40% nam giới bị loãng xương thứ phát, chẳng hạn như cường giáp hoặc ung thư hạch.

Để xác định nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, cần hỏi bệnh sử chi tiết và khám thực thể, cũng như các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp.

3. Phương pháp điều trị bệnh loãng xương

  • Thay đổi  phong cách sống, thói quen sinh hoạt  có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương.
  • Có một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp.
  • Sử dụng một số loại thuốc giúp bổ sung canxi và vitamin D
  • Đi khám kiểm tra sức khỏe định kì

Tham khảo thêm  bài viết trên trang : https://nguyendinhhoa.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *