Giải pháp mới cho người chấn thương khớp gối

Đau khớp gối

Khớp gối có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể trên từng bước chân trong suốt một đời người. Với kết cấu phức tạp và cấu tạo từ nhiều phần khác nhau, khớp gối rất dễ gặp chấn thương, đặc biệt là khi vận động mạnh, thường gặp nhất là hiện tượng đứt dây chằng khớp gối.

cấu tạo khớp gối
cấu tạo khớp gối

Có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng mới đây các bác sĩ đã tìm ra một phương pháp mới điều trị nuôi cấy tế bào gốc tự thân cho chấn thương khớp gối. bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về phương pháp điều trị này.

1.Chấn thương khớp gối

Khớp gối là một khớp phức tạp. Nó cử động giống như bản lề cửa, cho phép chúng ta gấp và duỗi thẳng chân để có thể ngồi, ngồi xổm, chạy và nhảy.

Có rất nhiều loại chấn thương khác nhau ở khớp gối. Dưới đây là  các thương tích phổ biến nhất.

  • Chấn thương dây chằng chéo trước
  • Chấn thương dây chằng chéo sau
  • Chấn thương dây chằng bên
  • Hội chứng dải chậu chày
  • Rách gân
  • Viêm gân
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Chật khớp
  • Rách sụn trên..
  • Gãy xương
Đau khớp gối
Đau khớp gối

Việc điều trị sẽ tùy theo nguyên nhân gây đau và đặc điểm cụ thể của chấn thương.

2.Nuôi cấy tế bào gốc tự thân cho chấn thương khớp gối

Nuôi cấy tế bào tự thân làm từ tế bào gốc, là một cuộc cách mạng về điều trị và tiên lượng chấn thương đầu gối thông thường do thể thao, đã được thử nghiệm lần đầu tiên trên người bởi các nhà khoa học tại trường Đại học Liverpool và Bristol.

nghien cuu te bao goc tu than

Theo thống kê ở Mĩ và châu Âu,mỗi năm có hơn một triệu người phải chịu đựng cơn đau đầu gối do rách sụn chêm hình tia và đặc biệt phổ biến trong các môn thể thao như bóng đá và bóng bầu dục.

90% hoặc nhiều hơn những vết rách xảy ra trong vùng trắng cuả sụn chêm, nơi rất ít mạch máu nuôi dưỡng, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Nhiều người chơi thể thao chuyên nghiệp chọn loại bỏ hoàn toàn các mô bị rách, chấp nhận nguy cơ có thể viêm xương khớp về sau.

Thử nghiệm điều trị nuôi cấy tế bào gốc tự thân được thực hiện trên năm bệnh nhân, tuổi từ 18 đến 45 có vết rách sụn chêm.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Các tế bào gốc, được lấy từ tủy xương của bệnh nhân, sau đó được nuôi cấy hai tuần trước khi được cấy vào một lớp màng, nơi cung cấp các tế bào vào vị trí tổn thương.

Bước 2 : Các tế bào được sản xuất sau đó đã được phẫu thuật cấy ghép vào giữa những vết rách và sụn được khâu lên xung quanh để giữ nó tại chỗ.

Bước 3  :

  • Tất cả năm bệnh nhân có sự khôi phục lại sụn chêm sau 12 tháng cấy.
  • Đến 24 tháng, ba trong số năm bệnh nhân đã khôi phục sụn chêm hoàn toàn và chức năng khớp gối đã trở lại bình thường . Trong khi hai bệnh nhân khác cần phải phẫu thuật cắt bỏ các sụn bị hư hỏng khi có một vết rách mới hoặc các triệu chứng quay trở lại.

3. Nhận xét của các Gíao sư bác sĩ

  • Giáo sư Anthony Hollander, Chủ tịch Sinh học tế bào gốc tại Đại học Liverpool và người sáng lập và Giám đốc khoa học của Azellon. Cho biết: “Các kết quả thử nghiệm tế bào tự thân là rất đáng khích lệ và nó đã cung cấp một phương pháp thay thế việc phẫu thuật cắt bỏ bằng cách sửa chữa các mô bị hư hỏng và khôi phục chức năng của đầu gối.

 

  • Giáo sư Ashley Blom, Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình tại Đại học Bristol nhận xét: “Phương pháp tế bào tự thân cung cấp một lựa chọn điều trị mới tiềm năng đầy thú vị cho bác sĩ phẫu thuật. Đặc biệt là có thể mang lại lợi ích cho các bệnh nhân trẻ và các vận động viên bằng cách giảm khả năng viêm xương khớp xuất hiện sớm sau khi cắ t bỏ sụn chêm”

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *