Những điều nên biết về bệnh tăng nhãn áp

Đôi mắt khỏe

Mắt là một bộ phận rất quan trọng của con người. Có rất nhiều căn bệnh liên quan đến mắt. Bệnh tăng nhãn áp ngày càng có nhiều người gặp phải. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp

1.Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp, hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống, là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt.

Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa. …

Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến nhất.

Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp

Có nhiều loại tăng nhãn áp :

  • Tăng nhãn áp góc
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh
  • Tăng nhãn áp thứ cấp
  • Tăng nhãn áp góc đóng

2. Nguyên nhân

Tùy từng loại tăng nhãn áp mà có những nguyên nhân khác nhau:

  • Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: do di truyền gây ra;
  • Tăng nhãn áp thứ cấp:  hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và bị thêm các bệnh như tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids.
  • Tăng nhãn áp góc đóng: do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch dẫn đến tăng áp lực lên mắt

3. Phát hiện mới và hướng điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh Glocom gây hủy hoại thần kinh thị giác và có thể dẫn tới tình trạng mù lòa.

Ở Mỹ, có khoảng 1,9% người dân từ 40 tuổi trở nên và 2,7 triệu người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi bệnh Glocom nguyên phát.

Theo một nghiên cứu mới gần đây của Tiến sĩ Ben Mead – nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại NEI – cô lập các exosomes từ tế bào gốc trung mô có nguồn gốc tủy xương (BMSC).

Được công bố trên tạp chí Cell Stem Translational Medicine, có thể cho thấy hứa hẹn trong việc điều trị bệnh hiệu quả.

4. Thí nghiệm thử nghiệm  Exosomes trên chuột

 – Exosomes là túi bào nang được bao bọc trong màng của các tế bào.

– Chúng được giải phóng khỏi các tế bào khi thể nhiều hạt hợp nhất với màng plasma.

– Tế bào gốc cũng tiết ra exosomes.

exosome
exosome

– MSC có các túi nhỏ đường kính từ 30-100 nanomet được bao bọc bên trong màng của tế bào cùng ARN và protein microRNA (miRNA).

– Những protein này có thể được chuyển đến các tế bào lân cận khi exosomes từ một cầu tế bào với màng tế bào mục tiêu.
– Các tác dụng của exosomes bị cô lập đã được thử nghiệm trên chuột có dây thần kinh thị giác bị tổn thương.

Quy trình thực hiện 

 Bước 1: 

  • Các nhà khoa học cũng nhuộm màu các exosomes với một điểm đánh dấu huỳnh quang.
  • Bằng cách này, họ có thể theo dõi các exosomes . Xem liệu chúng có thể đến đúng vị trí các tế bào võng mạc cần thiết.

Bước 2 :

Các nhà nghiên cứu tiêm các chất tiết của tế bào gốc vào thủy tinh thể của chuột.

Bước 3 :

  • Sau 21 ngày, những chú chuột đã bị tổn thương mắt đã được điều trị với exosome chỉ mất 1/3 số tế bào hạch võng mạc so với những chú chuột không được điều trị .
  • Các tế bào sau khi điều trị cũng đều hoạt động bình thường kiểm tra trên điện đồ và hóa mô miễn dịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *